red-sphere yellow-sphere cubbe

Tìm kiếm đối tác tư vấn khởi nghiệp - 5 lời khuyên cho founders

Enable Startup

Khởi nghiệp không nên là một hành trình cô đơn. Bên cạnh co-founder và core team, bạn cần một đội ngũ cộng sự có kiến thức và kinh nghiệm nhằm đưa ra lời khuyên từ bước lên kế hoạch kinh doanh cho đến những ngày đầu ra mắt sản phẩm. Ngay cả Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Richard Branson cũng luôn khẳng định thành công của họ đến một phần không nhỏ từ những cố vấn thân thiết. Vậy cần lưu ý điều gì để tìm ra được những chuyên gia tư vấn khởi nghiệp phù hợp nhất?

1. Bạn không cần MỘT chuyên gia tư vấn khởi nghiệp. Bạn cần NHIỀU!

Điều đầu tiên cần làm rõ: bạn cần nhiều hơn một đối tác tư vấn cho dự án khởi nghiệp của mình.

Lý do đơn giản là vì ít ai có khả năng “cân” hết tất cả các chuyên môn mà bạn cần cho việc mở một doanh nghiệp đơn thuần, chưa nói đến startup.

Cơ bản nhất, bạn hẳn sẽ cần một cố vấn về tài chính, hỗ trợ gọi vốn, một về công nghệ, một về luật, một về marketing. Thử hình dung xem có bao nhiêu phần trăm xác suất tồn tại ai đó ngoài kia có thể ôm hết bầu trời kiến thức này? Kể cả khi bạn tìm đến một công ty thay vì một cá nhân, thì việc một đơn vị có đủ nguồn lực để tư vấn “trọn gói” như vậy cũng là điều không tưởng, ít nhất là ở thị trường Việt Nam thời điểm hiện tại. Trong khuôn khổ một lĩnh vực nhất định, khái niệm “one-stop solution provider” là có thật, nhưng khởi nghiệp lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Bởi vậy, việc cần làm trước tiên là xác định rõ bạn cần được hỗ trợ ở những lĩnh vực nào, và tìm kiếm chuyên gia ở lĩnh vực tương ứng dựa theo các tiêu chí được trình bày dưới đây.

2. Tư vấn khởi nghiệp không phải chuyện ngày một ngày hai

Những vướng mắc trong quá trình startup của bạn không thể được giải quyết trong vỏn vẹn một vài buổi hỏi và trả lời cùng chuyên gia. Một dịch vụ tư vấn khởi nghiệp hiệu quả nhất thiết phải là cả một quá trình.

Bởi vậy trước khi quyết định đầu tư vào một dịch vụ tư vấn, hãy đảm bảo rằng đối tác cam kết đồng hành cùng dự án của bạn đủ lâu. Ít nhất, họ cần phải đi được cùng bạn đến giai đoạn launch business để đánh giá lại hiệu quả của những chiến lược mà họ đề xuất, và đưa ra phương án điều chỉnh nếu cần.

Điều này đặc biệt đúng với startup, bởi trên thực tế, đa số các startup đều phải trải qua giai đoạn cải tiến sản phẩm xoay quanh vòng lặp Build - Measure - Learn (triết lý Khởi nghiệp tinh gọn - Lean Startup), trước khi đạt được sự tương thích với thị trường (product-market fit). Một cố vấn khởi nghiệp đúng nghĩa cần ý thức được đặc thù này và cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cũng như cam kết những mục tiêu đủ dài hạn, thay vì đưa cho bạn những phân tích, đề xuất, báo cáo dùng-một-lần, phần còn để bạn tự lo.

3. Đối tác tư vấn khởi nghiệp nên đồng thời là đối tác thực thi

Một hướng đi khôn ngoan là tìm kiếm đối tác hội tụ cả hai năng lực tư vấn và thực thi, ví dụ cố vấn tài chính của bạn cũng đồng thời là bên hỗ trợ xây dựng hồ sơ thuyết trình gọi vốn, các bộ quy chế tài chính, lương, thưởng nội bộ; hay cố vấn công nghệ nên đồng thời là agency phát triển website, phần mềm; v.v. Có nhiều lý do khách quan và chủ quan giải thích cho chiến lược này.

Thứ nhất và dễ thấy nhất, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, bởi đơn giản mua theo gói thì khả năng cao là rẻ hơn mua lẻ.

Việc kết hợp hai trong một như trên cũng hứa hẹn mang lại hiệu quả cao hơn và giúp khắc phục một vấn đề kinh điển là chiến lược một đằng thực thi một nẻo. Thay vì đề xuất những hướng đi lý tưởng nhất, một đơn vị tư vấn kiêm cung cấp giải pháp sẽ đưa ra cho bạn những phương án phù hợp và khả thi nhất trong khuôn khổ nguồn lực hiện tại của bạn và thị trường. Kinh nghiệm “lăn xả” từ A-Z của họ cũng sẽ giúp ích cho bạn trong việc học hỏi từ các case-studies tương tự và tiên liệu được các rủi ro tiềm năng. Điều này đặc biệt quan trọng bởi một trong những lý do thường thấy nhất dẫn đến khởi nghiệp thất bại là founder sa vào tính độc đáo của ý tưởng và những giả thiết chủ quan mà thiếu những hiểu biết thực tế về thương trường.

Khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn là một lĩnh vực tương đối non trẻ và còn vận động, biến đổi liên tục trong tương lai. Bởi vậy chưa tồn tại một bộ khung kiến thức phổ quát cho tư vấn khởi nghiệp, thay vào đó là những bài học thiết thực rút ra từ trải nghiệm thử-và-sai (trial and error). Đây cũng là một lý do khiến cho các đối tác tư vấn đi kèm thực thi thường được tin tưởng lựa chọn hơn.

4. Tầm quan trọng của “cái tâm” trong tư vấn khởi nghiệp

Một rủi ro trong việc chọn chuyên gia tư vấn, nhất là những đối tác 2-trong-1 như đã nói ở trên, là họ không nhất thiết đưa ra những phương án tốt cho bạn, mà là những phương án tốt cho họ, hay nói thẳng ra là những gì họ có thể bán.

Liệu có cách nào để kiểm soát một thứ trừu tượng như là “cái tâm”? Câu trả lời phụ thuộc rất nhiều vào các kỹ năng nghiên cứu, đặt câu hỏi và đánh giá. Lấy ví dụ, bạn đang tiếp cận một chuyên gia tư vấn về công nghệ. Trước buổi gặp đầu tiên, hãy dành thời gian cho việc nghiên cứu về đối tác thông qua tất cả các nguồn mà bạn có thể nghĩ ra.

Họ đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm việc với các dự án khởi nghiệp? Đó là những startup thuộc lĩnh vực nào? Thành công hay thất bại? Những dịch vụ nào mà họ có thể cung cấp in-house?

Trong quá trình trao đổi, hãy để ý kỹ cách họ đưa ra đề xuất. Hỏi họ về những tính năng mà bạn nghĩ là nên có cho ứng dụng của bạn, nhưng có khả năng sẽ phải tìm một bên thứ ba để thực thi, hay nói cách khác sẽ không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho đương sự. Đặt càng nhiều câu hỏi liên quan, bạn sẽ đánh giá được càng chính xác liệu lời khuyên của họ có xuất phát từ vấn đề của bạn không hay chỉ nhằm mục đích đẩy sales về “sân nhà”.

Ngoài website công ty, google, hỏi từ network cá nhân, bạn cũng có thể tham khảo review từ khách hàng cũ của công ty đối tác thông qua một số nền tảng listing như G2 hay Clutch (cho các công ty phần mềm).

5. Tìm một đối tác không ngại nghĩ khác và làm khác

Để tư vấn giải pháp cho một mô hình kinh doanh truyền thống, tư duy đổi mới sáng tạo có thể không phải là tiêu chí ưu tiên. Tuy nhiên với startup thì khác. Bên cạnh kinh nghiệm thực tế, một chuyên gia tư vấn khởi nghiệp nên là người cởi mở với cái mới, và có đủ năng lực để đề xuất những giải pháp mới cho ý tưởng kinh doanh chưa có tiền lệ của bạn. Chẳng hạn, một đối tác công nghệ lý tưởng sẽ không ngại đầu tư nguồn lực cho R&D nhằm đề xuất và phát triển một tính năng mới cho ứng dụng IoT của bạn. Họ cũng sẽ mạnh dạn khuyên bạn áp dụng những công nghệ đột phá như big data, AI nếu như đó thực sự là điều startup của bạn cần.

Tìm được những chuyên gia tư vấn tốt chắc chắn sẽ giúp hành trình khởi nghiệp của bạn thuận lợi và thú vị hơn nhiều phần. 

đối tác tư vấn khởi nghiệp

Với kinh nghiệm hơn 5 năm cố vấn và cung cấp giải pháp công nghệ cho 20 startup trong và ngoài nước, trải dài trên các lĩnh vực từ thương mại điện tử, bất động sản, thiết bị y tế đến blockchain, Enable Startup háo hức được lắng nghe và đồng hành cùng dự án khởi nghiệp của bạn!

Liên hệ với chúng tôi tại email [email protected] nếu bạn đang cần những lời khuyên về khởi nghiệp nói riêng và phát triển sản phẩm công nghệ nói chung.

    Tuan Nguyen

    Tuan Nguyen

    Managing Director

    Hello, I am Founder & Managing Director at Enable Startup. I’ve been living and breathing Agile, IoT, data, product design and entrepreneurship for over 10 years now. Feel free to connect or drop me a message!

    es_trip_1
    Soak up the Spring trip to Singapore – The Country of Green light on Innovation Technology

    We had a fantastic day, with plenty of sunshine, and we were thrilled to release two new SaaS products that were the result of our collaborative efforts with our clients and partners.

    MVP development
    The most-asked questions regarding minimum viable product (MVP)

    Do you know what successful products like Airbnb, Spotify, and Uber have in common? They were way different from what they look like today. That’s because these products all started with a Minimum Viable Product (MVP) before evolving into their mature versions as we know today. So, what is MVP? Why does it matter? How […]

    marketing internship experience
    The story of 5Ws-1H about the very first internship experience in my life

    An atypical End-of-Internship Report from Khue Nguyen – our beloved Marketing Intern. How, Where & When? “What do people often do during their gap year before going to college?” Probably traveling, learning something new, or spending time for themselves and their family. Most of my gap year was exactly the same, but the end of […]

    The next mind-blowing project is yours!
    es-fan